Nên thay cấm bằng thuế

Từ ngày 7/6/2013, Thông tư 08/2013/TT-BCT chính thức có hiệu lực. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.

Từ ngày 7/6/2013, Thông tư 08/2013/TT-BCT chính thức có hiệu lực. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.

Từ ngày 7/6/2013, Thông tư 08/2013/TT-BCT chính thức có hiệu lực. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.

CôngThương – Ông Đoàn Kim Ca – Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê – Ca cao Buôn Ma Thuột – khẳng định: Việc đưa ra các quy định về thu gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu là cần thiết, giảm thiểu tình trạng bất ổn như thời gian qua. Vùng nguyên liệu hiện đang là vấn đề nhạy cảm và việc tranh vùng nguyên liệu xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau. Doanh nghiệp nước ngoài không đầu tư vùng nguyên liệu, song vẫn thông qua thương lái để thu mua. Đối với lĩnh vực cà phê, ông Ca nói: “Nếu cấm doanh nghiệp thu mua nguyên liệu mãi, chắc chắn cũng sẽ khó, nhà nước cần sử dụng các công cụ về thuế và kiểm soát để tránh thu mua nguyên liệu trực tiếp từ người dân, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước”.

Hiện nay, tại Buôn Ma Thuột, chính quyền địa phương không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp cho các vùng nguyên liệu. Việc đầu tư trực tiếp và thu mua lại sản phẩm nông nghiệp phải thông qua các quy định đầu tư chung của tỉnh, việc mua, bán hàng hóa phải thông qua các đại lý trong nước. Tuy nhiên, theo ông Ca: “Ngay cả việc đầu tư tiền vào nông dân và thu mua sản phẩm, nhà nước cũng phải có cách quản lý rốt ráo hơn”.

Ông Đoàn Kim Ca – Tổng thư ký Hiệp hội

Cà phê – Ca cao Buôn Ma Thuột:

Hiện nay, chính sách thu mua hàng hóa đã được ban hành và chốt thời điểm có hiệu lực, nhưng quan trọng là khâu thực hiện, phải quản lý chặt chẽ hơn. Mặt khác, phải có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước với lãi suất hợp lý, mới có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp ngoại.

Năm nay, doanh nghiệp nội giữ hàng, không cùng lúc tung một lượng hàng lớn ra thị trường, thay vì cứ đầu mùa đưa cà phê ra bán làm cho giá bị giảm, Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường hơn trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Ông Nguyễn Viết Vinh – Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) – đánh giá: “Điều này, chưa thể nói là doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh lên, nhưng cho thấy họ đã biết rút kinh nghiệm”.

Để có được sự thống nhất này, ông Vinh cho biết, ngay từ đầu vụ, Vicofa đã tổ chức cuộc họp, yêu cầu 20 doanh nghiệp hàng đầu ngồi lại với nhau để thống nhất về cơ chế vay ngoại tệ và rút được kinh nghiệm bán hàng ra. Hiệp hội đã phối hợp với các địa phương để đưa ra những khuyến cáo cho người nông dân tiếp tục nâng cao chất lượng cà phê, đặc biệt là cố gắng thu hái ở mức chín đồng đều hơn.